Liên Mạng Việt San
|
[
Trang SaiGon Times] |
[
Trang Liên Mạng] |
[
Thời Sự VN ] |
[
Bình Luận ] |
[
Văn Học và Lịch Sử] |
[
Vườn Thơ ] |
[
Radio/TV Online ] |
Bài Đã Đăng |
|
Trang
Bài Cũ |
Mục Thư Cũ |
-
Wednesday, September 27, 2006
-
Monday, October 02, 2006
-
Sunday, October 08, 2006
-
Monday, October 16, 2006
-
Thursday, October 19, 2006
-
Wednesday, November 01, 2006
-
Monday, November 06, 2006
-
Wednesday, November 22, 2006
-
Thursday, November 23, 2006
-
Wednesday, December 06, 2006
-
Saturday, December 16, 2006
-
Tuesday, January 02, 2007
-
Tuesday, January 16, 2007
-
Tuesday, January 30, 2007
-
Thursday, February 01, 2007
-
Monday, February 05, 2007
-
Thursday, February 15, 2007
-
Thursday, April 05, 2007
-
Wednesday, June 13, 2007
-
Thursday, June 14, 2007
-
Sunday, July 01, 2007
-
Monday, July 09, 2007
-
Wednesday, July 18, 2007
-
Thursday, August 02, 2007
-
Thursday, August 09, 2007
-
Saturday, September 01, 2007
-
Friday, September 28, 2007
-
Wednesday, October 03, 2007
-
Tuesday, November 06, 2007
-
Tuesday, November 13, 2007
-
Wednesday, December 19, 2007
|
Chinh t hức thành lập ngày28/12/2005 Copy
Right by
Nhất Thanh
Mọi
bài vỡ xin đóng góp và gửi vể Liên Mạng Việt
San
lienmang_vietsan@yahoo.com
|
|
|
Hồi ký: Tôi Tìm Tự Do (Kỳ 31)
Bài Viết
Đăng Nhập vào: Monday, November 06, 2006
|
<< Trở Lại Trang Đầu |
- Hữu Nguyên SGT-UC -
Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách “mưu sinh, thoát hiểm” giữa hàng chục “lằn tên đường đạn”, nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.
*
(Tiếp theo...)
Ngồi trên xe lửa, trên đoạn đường từ Nam Định, qua Phủ Lý, đến Hà Nội, lòng tôi ngổn ngang trăm mối khi nhìn thấy những hình ảnh thân quen vùn vụt trôi qua cửa sổ. Bao kỷ niệm được đánh thức, bao nhân dáng thấp thoáng hiện về, để rồi tôi đau xót khi thấy quê hương, đất nước của tôi vẫn nghèo nàn, khốn khổ; thân nhân bằng hữu của tôi vẫn mãi mãi chìm ngập trong cuộc đời giật gấu vá vai, khốn khó về vật chất, đoạ đầy về tư cách, mỏi mòn về nhân phẩm. Bây giờ, cùng với chiến thắng của người CS sau 30-4-1975, biết bao hy vọng mỏng manh của người dân Miền Bắc sẽ bị dập tắt; bao tấm lòng thao thức hướng vô Miền Nam trong suốt bao nhiêu năm qua, nay sẽ phải nghẹn ngào nhắm mắt... Lúc đó, tôi không hề biết, trong suốt 31 năm sau 1975, tổ quốc của tôi, dân tộc của tôi sẽ phải chịu đựng muôn vàn nỗi trầm luân, khổ cực, hàng trăm ngàn người sẽ bị đầy ải trong trại cải tạo, hàng triệu người phải đi vùng kinh tế mới, hàng chục vạn người sẽ chết biển cả, trong rừng sâu, những cô gái Miền Nam hồn nhiên, chất phác như hoa rừng cỏ nội, sẽ phải bỏ cha mẹ, bỏ quê hương đi làm vợ những người đàn ông què cụt, không cùng ngôn ngữ ở khắp các quốc gia trong vùng Á châu, những em bé sẽ bị chế độ CS xuất cảng sang ngoại quốc làm điếm... Thời điểm tháng 5 năm 1975, tất cả những chuyện đau khổ đó chưa xảy ra, nhưng tôi, một thanh niên mới 24 tuổi đầu, với kinh nghiệm cha truyền con nối về chế độ CS, cộng với những gì tôi học hỏi được ở Miền Nam tự do, đã cho tôi biết, cùng với chiến thắng của CS và cái gọi là “hào quang thống nhất đất nước” bao trùm lên cả nước, tổ quốc của tôi, dân tộc của tôi đang bắt đầu bước vào một bóng đen dầy đặc của một đêm dài thời trung cổ... Và cùng với nỗi bất hạnh của tổ quốc, của dân tộc, cuộc đời của tôi cũng sẽ trải qua những nỗi đau đớn, nghẹn ngào, đầy máu và nước mắt...
Tôi biết, với quá khứ của một người bộ đội hồi chánh, một tên “phản bội tổ quốc”, tôi sẽ không thể nào sống nổi trong chế độ cộng sản. Tôi biết hình phạt duy nhất dành cho tôi là nhà tù, trường bắn. Vì vậy, trong thâm tâm, ngay từ khi hiểu rõ chế độ CS, tôi đã có một quyết tâm, bằng bất cứ giá nào, tôi cũng phải thoát khỏi chế độ cộng sản vô nhân, cái chế độ chỉ biết dậy con người thù hận, căm ghét, đập phá. Để thoát khỏi cái chế độ bất nhân cộng sản, tôi sẵn sàng chấp nhận đánh đổi mạng sống của mình, vì thà tôi chết trên con đường chạy trốn cộng sản, cái chết của tôi còn có ý nghĩa hơn là tôi tiếp tục sống kiếp nô lệ trong chế độ cộng sản. Mang trong lòng quyết tâm ấy, cộng với những ảnh hưởng của tác phẩm Ruồi Trâu, ngay từ những năm cuối thập niên 1960, tôi đã tìm đến cảng Hải Phòng, tính chuyện chui xuống một chiếc tàu hàng nào đó, như Ruồi Trâu đã làm, để trốn khỏi Việt Nam. Thực ra, chuyến phiêu lưu đầy nguy hiểm của tôi đáng lẽ thành công, nếu không vì một bữa cơm với cá rô chiên tại nhà một người bạn tôi quen ở bến cảng... Cũng vì mang trong lòng quyết tâm ấy, nên trước ngày vô Nam, từ trong chỗ đóng quân ở sâu trong rừng thẳm của tỉnh Quảng Bình, tôi đã trốn đơn vị để về thăm Thầy, Mẹ tôi lần cuối, để rồi sau đó, ngay khi đặt chân đến lãnh thổ Miền Nam chưa đầy một tháng, từ động Ông Đô ở phía tây Quảng Trị, tôi đã nhằm thẳng vùng ánh sáng của thị xã Quảng Trị, cắt một đường thẳng băng, trở về hồi chánh với chính phủ VNCH... Và bây giờ, sau 1975, khi Miền Nam lọt vào tay cộng sản, tôi cũng chỉ còn có một con đường duy nhất: Phải trốn khỏi chế độ CS bằng bất cứ giá nào, cho dù tôi có chết trên đường trốn chạy. Nhưng trước khi vĩnh biệt quê hương, tôi muốn một lần cuối gặp lại Thầy, Mẹ; lần cuối nhìn lại quê hương cùng những người thân yêu của tôi. Đó là lý do khiến tôi trở lại Miền Bắc trong chuyến đi vô cùng nguy hiểm này.
Như tôi đã thưa với các bạn, trong thời gian sống trên vùng đất của Miền Nam tự do, tôi đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm để người dân Miền Bắc, trong đó có bằng hữu và những người thân của tôi, hiểu rõ sự thực cùng bản chất của cuộc chiến tranh xâm lăng do CS Hà Nội chủ xướng. Để làm được điều đó, tôi đã viết bài, với tên thật, địa chỉ thật; gửi những người thật, địa chỉ thật ở Miền Bắc; và chính tôi đã đọc những bài viết đó trên đài VOA trong suốt thời gian dài mấy năm trời. Vì vậy, ở quê hương của tôi, cả xã, huyện, tỉnh, đều biết tôi là một tên “đầu hàng địch”, một thằng “phản bội tổ quốc”. Nay tôi phiêu lưu trở về chắc chắn tôi sẽ phải đối diện với thật nhiều nguy hiểm, vì trong số những người quen biết tôi, chỉ có rất ít là những người tôi có thể tin tưởng.
Ngay khi xuống ga Hàng Cỏ, lòng tôi nôn nóng chỉ muốn về ngay nhà để thăm Mẹ. Tôi biết, sau gần 5 năm trời xa cách, Mẹ tôi chắc đã già đi nhiều. Mái tóc của Mẹ chắc có thêm nhiều sợi bạc, lưng của Mẹ cũng đã còng thêm... Trong suốt những năm sống ở Miền Nam, mỗi khi nhớ Mẹ, tôi lại nhớ đến giàn mướp, giàn hoa thiên lý mẹ trồng. Tôi nhớ cả chuồng heo, có con heo thiệt to, Mẹ tôi nuôi để sau này bán lấy tiền cho tôi cưới vợ. Tôi nhớ cả bức tường loang lổ, con hẻm chật hẹp, hôi hám mỗi khi đẩy chiếc cổng gỗ ọp ẹp bước vô nhà của Mẹ... Tôi không biết tất cả những hình ảnh đó, những kỷ vật đó, cái nào còn cái nào mất. Thời gian và cuộc sống khốn khó, đói khát trên đất Bắc, khiến tất cả đều bấp bênh, mờ ảo, không có gì là thực.
Nhưng dù tha thiết muốn về nhà, tôi vẫn lo ngại vì nhà của Mẹ tôi ở ngay cạnh nhà của một tay công an. Đó là căn nhà khá lớn, đất rộng gấp bốn, gấp năm lần nhà tôi. Giữa hai nhà chỉ có một hàng rào dâm bụt, thấp đến ngang ngực, nên ngồi chơi ở sân nhà bên này, nhìn rõ mọi chuyện ở sân nhà bên kia. Trong những năm tháng trước khi vô Nam, mỗi khi ghé thăm Mẹ, tôi đều thấy tay công an đi ra đi vô, và có đôi lần, chúng tôi gặp nhau ngay cổng, thậm chí có khi còn chào hỏi nhau một đôi câu. Tôi không biết, tay công an đó có biết gì đến việc tôi hồi chánh hay không. Nhưng dù sao, tôi không thể vội vàng ghé thăm Mẹ tôi, lỡ chẳng may gặp tay công an đó ngay cửa, và tay công an đó biết rõ lý lịch của tôi, thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho tôi và cả Mẹ của tôi nữa. Vì vậy, sau khi suy nghĩ thiệt kỹ, tôi quyết định ghé thăm nhà bà chị ở phố Huế trước, tìm hiểu tình hình, thấy thuận tiện thì sẽ ghé thăm Mẹ, sau đó sẽ về thăm Thầy.
Thầy tôi có tất cả 5 người con gái đầu lòng. Vì không có con trai nên lấy thêm vợ hai, được có một người con trai, thấy không đủ bảo đảm có người nối dòng dõi, duy trì hương lửa sau này, nên Thầy tôi lấy thêm vợ ba, đẻ được ra tôi. Người chị gái ở phố Huế là con dâu của ông Tổng Tu, người vẫn thường cùng với Thầy tôi lén lút nghe đài BBC mỗi khi Thầy tôi ghé thăm. Ông Tổng Tu có 3 người con trai và một người con gái. Người con trai cả cũng lấy một người chị của tôi, và cả hai vợ chồng đã vô Nam năm 1954, sống ở Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Người con trai thứ hai lấy người chị thứ ba của tôi, và cả hai vợ chồng đều ở lại Hà Nội. Người con trai út cũng vượt tuyến vô Nam ngay từ năm 1957, 1958, và được chỉ huy một trung đội lính bảo vệ Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè.
Người chị ở phố Huế là một người rất tháo vát, can đảm và tự tin. Tuy ông Tổng Tu, bố chồng của chị là người bị ghép tội “tư sản mại bản”, và bố ruột thì bị ghép tội địa chủ, lại có các anh chị, bên chồng cũng như bên mình,”chạy vô Nam theo đế quốc”, nhưng trong thế cùng đường của một người mẹ, người vợ phải gánh vác cả gia đình chồng, chị coi tụi cán bộ cộng sản từ thằng to đến thằng nhỏ không ra kí lô gì. Tôi đã từng nghe Thầy tôi kể rất nhiều chuyện can đảm và khôn ngoan của chị khi chị đối đáp với cán bộ cộng sản. Sau này, khi đọc những bài viết chửi cộng sản của bà Dương Thu Hương, không hiểu sao tôi cứ liên tưởng đến người chị ở phố Huế của tôi. Trong số những câu chuyện Thầy tôi kể, tôi nhớ nhất chuyện chị tôi chửi tụi cán bộ cải cách ruộng đất vào năm 1956, hay 1957, tôi không còn nhớ rõ.
Thời gian đó, gia đình tôi bị quy là gia đình địa chủ. Sau một thời gian, đội cải cách đã thu vét tất cả mọi của cải chìm nổi của gia đình tôi, chúng vẫn tin là Thầy tôi còn giấu rất nhiều của cải ở nhà con gái ở Hà Nội. Vì vậy, chúng quyết định trói Thầy tôi rồi giải lên Hà Nội, đến tận nhà chị của tôi ở phố Huế để moi tiền.
Sau khi bị tra khảo nhiều lần, trong thân phận của một người địa chủ, Thầy tôi không còn cách nào hơn, đành phải cho đội cải cách biết rõ địa chỉ của con gái, và chấp nhận để cho đội cải cách giải Thầy tôi lên gặp con gái lấy tiền về trả cho các “ông bà nông dân”.... (Còn tiếp...) |
posted by
Lien Mang Viet San @
11/06/2006 11:04:00 PM |
|
|
|
Liên Kết |
|
|
|
Bạn là người thứ
Ghé Thăm LMVS |
|
|