Hồi ký Tôi Tìm Tự Do (Kỳ 32)

Bài Viết Đăng Nhập vào: Thursday, November 23, 2006

<< Trở Lại Trang Đầu

- Hữu Nguyên -

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Dưới ánh náng chang chang của mùa hè và hơi nóng hầm hập bốc lên từ con đường nhựa, thầy tôi phải cởi trần, tay bị trói giật cánh khuỷu, đi chân đất suốt từ ga Hàng Cỏ đến nhà chị tôi ở Phố Huế. Khi tới nhà của chị tôi, thầy cất tiếng gọi, nhưng cả nhà chị tôi lúc đó đang ở trên gác, nên không một ai nghe thấy. Tên đội cải cách liền lấy báng súng dộng vào cửa ầm ĩ. Chị tôi nghe thấy vội chạy ra balcony ngó xuống. Trong mấy phút đầu tiên, chị không hiểu chuyện gì xảy ra. Đến khi thầy tôi ngước mặt gọi tên tục của chị, "Châu con ơi!... Thầy đây!", chị tôi mới sửng sốt thốt lên, "Chúa ơi!..." Sau đó, chị vội chạy ngay xuống dưới nhà.
Vừa mở cửa, nhìn thấy thầy tôi lam lũ, lếch thếch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chị liền nổi điên:
- Các anh là ai? Tại sao các anh lại trói thầy tôi như thế này?...
Tên đội cải cách ruộng đất liền to giọng nạt nộ:
- Chúng tôi là ai hử? Chúng tôi là cán bộ cải cách ruộng đất. Bố của cô là địa chủ có nợ máu với nhân dân nên chúng tôi phải trói ông ta lại...
Nghe tên đội nói vậy, tình cha con nổi lên, khiến chị tôi không còn biết sợ hãi là gì. Chị đưa tay chỉ thẳng vào mặt tên đội, rồi vừa hét vừa khóc:
- Tôi ra lệnh cho anh cởi trói thày tôi ngay! Thầy tôi có là địa chủ nợ máu với nhân dân hay với anh đi nữa, anh cũng không được quyền trói thày tôi đi nghênh ngang ở đường phố Hà Nội. Anh có biết đây là đâu không? Đây là Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam "dân chủ cộng hòa". Ở đây có không biết bao nhiêu tòa đại sứ, người ngoại quốc. Anh trói người rồi dong đi giữa ban ngày ban mặt thế này là anh bêu riếu "đảng và nhà nước ta", anh có biết không? Các anh là đồ phản động? Tụi ngoại quốc mà nó chụp được hình các anh trói người dong đi giữa đường phố Hà Nội rồi chúng gửi ra nước ngoài, là các anh sẽ bị tù rục xương! Các anh sẽ bị xử bắn! Tôi sẽ cho người đi gọi công an khu phố lại đây ngay lập tức để họ trói các anh lại!...
Rồi vì quá xúc động, chị tôi vừa khóc, vừa túm lấy áo tên đội cải cách mà la lên: "Cởi trói ngay! Anh có cởi trói cho thầy tôi ngay không thì bảo! Anh dám trói người ngay giữa thủ đô Hà Nội? Hu... hu..."
Tiếng khóc, tiếng la hét của chị tôi, cộng với cảnh một ông già râu tóc bạc phơ, cởi trần, đứng run rẩy giữa trưa nắng, bên cạnh là hai người cán bộ cải cách ruộng đất răng đen mã tấu, đã khiến những người đi lại trên đường phố tụ lại vây quanh, rồi tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng la hét của đám con nít. Tất cả sự ầm ĩ huyên náo này khiến cho hai tên đội cải cách lúng túng, hoảng hốt. Sau đó, tên đội liền rút chiếc dao găm đeo ở hông, cắt dây trói cho thấy tôi.... Chị tôi liền ôm lấy thầy tôi khóc ròng, rồi vừa khóc, chị vừa dìu thầy tôi đi vào trong nhà.... để mặc cho hai tên đội đứng lớ rớ ở ngoài cửa, chúng không dám bước vô nhà mà cũng không dám bỏ đi.
Sau khi ngồi xuống ghế, trải qua phút giây thảng thốt, thầy tôi sực nhớ ra, vội bảo: "Châu, con ra mời hai ông đội vào nhà!..."
Chị tôi vâng lời, bước ra nói... Lúc đó, hai viên đội mới rón rén đi vô trong nhà.

*

Sau khi xuống ga Hàng Cỏ, tôi đáp xe điện tới phố Huế, và đẩy cửa vô nhà của chị tôi vào một buổi trưa trung tuần tháng 5 năm 1975. Giống như tất cả những căn nhà ở Hà Nội sau 1954, nhà của chị tôi cũng phải chia 5 xẻ 7 cho hàng chục gia đình cán bộ của nhà nước cư ngụ miễn phí. Nguyên tầng dưới, có tới 4 gia đình, sống chen chúc, được ngăn cách bằng những tấm cót, tấm màn bằng vải, hay bằng nylon. Chị T. con gái út của ông tổng Tu, cũng chỉ được ở trong một căn phòng chật hẹp, không đầy 6 thước vuông. Vì một căn nhà nhiều gia đình cư ngụ, nên cửa chính lúc nào cũng không khóa. Trở lại nhà chị sau thời gian hơn 6 năm xa cách, tôi thấy cảnh vật vẫn như xưa. Vẫn cánh cửa gỗ cũ kỹ, mở ra những hành lang tối om, âm u, mùi ẩm mốc bốc lên; vẫn những con người bơ phờ, gầy gò ốm yếu, hốc hác, những cặp mắt thờ ơ "ngoài miếng ăn, bất cần tất cả"... đang ngồi, đứng rải rác, thản nhiên nhìn tôi bước vô...
Tôi gật đầu nhẹ chào họ, rồi đi nhanh lên lầu. Chị tôi đang ở trong bếp, nghe tiếng chân trên cầu thang, hỏi vọng ra, "Con Thư về rồi đấy hả?" Tôi vội chạy vô nói:"Em đây chị! Em, Chí đây!..."
Chị tôi quay ra, nhìn thấy tôi, sững sờ không nói... Tôi thoáng thấy rất nhanh trong ánh mắt của chị sự xúc động, thêm vẻ hoảng hốt, phập phồng, giống như mắt của một con thỏ đang bị săn đuổi... Chị không chào, không hỏi, không ôm chầm lấy tôi mà hỏi han, khóc lóc, như tôi đoán. Trái lại, chị tôi hoàn toàn im lặng, bước vội ra ngoài cửa bếp, lấy tay đẩy tôi vô trong bếp, rồi đứng đó im lìm bất động, nhìn xuống cầu thang nghe ngóng động tĩnh. Sau vài phút trôi qua trong im lặng, chị tôi quay vô hỏi tôi, giọng thì thầm:
- Cậu vô đây có người nào thấy không?
Trong tích tắc, tôi hiểu ngay thân phận của tôi, hoàn cảnh của chị, và cả một mạng lưới an ninh nguy hiểm rình rập bủa vây với tiêu chuẩn, mỗi người dân phải là một người công an. Tôi lắc đầu, cốt để trấn an chị. Ngay sau đó, chị tôi ra dấu cho tôi đi theo chị vô trong phòng riêng của vợ chồng chị. Đóng cửa lại thật nhẹ nhàng, chị quay lại hỏi, giọng hơi gắt, vẻ phật ý:
- Sao cậu không đi đi, còn quay về đây làm gì?
Tôi hơi bàng hoàng trước thái độ xa cách, lạnh lùng của chị. Có lẽ nhận ra được điều đó, chị tôi hơi hối hận:
- Cậu ngồi đây, tôi đi pha nước chanh cậu uống...
Tôi cảm động. Thì ra, chị tôi vẫn còn nhớ sở thích uống nước chanh đường của tôi. Tôi vội cản chị lại:
- Cảm ơn chị, em không khát...
Chị tôi lại nhắc lại câu hỏi:
- Sao cậu không trốn đi ngoại quốc? Giờ này cậu còn về đây làm gì nữa?
Tôi xúc động:
- Em muốn về gặp thầy lần cuối trước khi em đi...
Chị tôi trả lời, nghe như một tiếng than:
- Thầy mất rồi em ơi!...
"Thầy mất rồi!" Tôi bàng hoàng, không thể nào tin được lời chị tôi nói. Tôi đứng đó, mở to mắt nhìn chị mà như không nhìn thấy một cái gì... Bao nhiêu nỗi ân hận, nuối tiếc, yêu thương dành cho thầy tôi, trong suốt những năm dài xa cách, đã thôi thúc tôi ở lại, chấp nhận tất cả mọi nguy hiểm, vượt cả ngàn cây số ra ngoài Bắc để chỉ ấp ủ có một ước vọng cuối cùng: Được gặp thầy tôi lần cuối! Nay ước vọng đó đã tan tành thành mây khói. Cuộc đời tôi từ khi sanh ra, lớn lên ở Miền Bắc, tôi chỉ có một người gần gũi, thương yêu tôi nhất là thầy tôi. Trong suốt những năm tháng đói khát và khổ ải triền miên, tôi sinh ra và lớn lên trong tình thương của người cha già sống trong cảnh gà trống nuôi con, tôi đã được chứng kiến, được hưởng biết bao hạnh phúc êm đềm, mà chỉ sau này, khi được sống ở Miền Nam Tự Do, nhớ lại những điều đó, tôi mới hiểu được, tất cả những hạnh phúc tôi được hưởng trong quá khứ, là nhờ những hy sinh, đau đớn, nhịn đói, nhịn khát... của thầy tôi... "Thầy ơi!"
Phải mất mấy phút đồng hồ sau, tôi mới cất tiếng hỏi:
- Thầy mất bao giờ?
Tiếng nói của chị tôi nghe như gió thoảng: "Thầy mất năm 1974..."
Năm 1974, tôi đang sống sung sướng, hạnh phúc và no đủ tại Miền Nam. Tôi hiểu, trong hoàn cảnh đói khổ nơi đất Bắc, cộng với hoàn cảnh thiếu thốn của thầy tôi lúc bấy giờ, và nhất là thân phận của tôi, một tên hồi chánh, "phản bội tổ quốc", đã mang đến cho thầy tôi nhiều nỗi khổ đau gấp bội... Và như vậy, trong nỗi cô đơn tận cùng, thầy tôi đã sống trong sự sự thiếu thốn và đói khát cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tôi đứng đó, thấy nước mắt của mình ứa ra, chảy dài hai bên má... Tôi khóc âm thầm trong nỗi đau đớn mất mát người thân vô cùng lớn lao, lớn lao chưa bao giờ có trong cuộc đời của tôi...
Tôi hỏi chị tôi: "Mộ của thầy ở đâu?"
Chị tôi nói: "Thầy muốn đưa thầy về Đầm. Nhưng tiền bạc kiếm đâu ra. Thôi thì cứ chôn tạm ở đó... mai sau có...."
Nước mắt tôi lại thêm dàn dụa... Trong lòng tôi cảm thấy đau đớn quá. Như có một nhát dao vô hình đâm vô thật xâu. Tình quê hương, làng xóm, họ hàng thân tộc trong tâm hồn của thầy tôi lớn lao vô cùng. Xa làng Đầm hơn chục năm, nhưng mỗi năm, cứ tết đến, dù lãnh lẽo mưa gió thế nào đi nữa, thầy tôi cũng cơm nắm, muối mè, trái bầu đựng nước, rồi dắt tôi đi bộ cả mấy chục cây số, để về quê tảo mộ, vun đắp mồ mả nội ngoại, rồi thăm hỏi họ hàng xa gần suốt từ làng Sui về làng Đầm... (Còn tiếp...)

Hồi ký Tôi Tìm Tự Do (Kỳ 33) - Hữu Nguyên

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Dưới ánh náng chang chang của mùa hè và hơi nóng hầm hập bốc lên từ con đường nhựa, thầy tôi phải cởi trần, tay bị trói giật cánh khuỷu, đi chân đất suốt từ ga Hàng Cỏ đến nhà chị tôi ở Phố Huế. Khi tới nhà của chị tôi, thầy cất tiếng gọi, nhưng cả nhà chị tôi lúc đó đang ở trên gác, nên không một ai nghe thấy. Tên đội cải cách liền lấy báng súng dộng vào cửa ầm ĩ. Chị tôi nghe thấy vội chạy ra balcony ngó xuống. Trong mấy phút đầu tiên, chị không hiểu chuyện gì xảy ra. Đến khi thầy tôi ngước mặt gọi tên tục của chị, "Châu con ơi!... Thầy đây!", chị tôi mới sửng sốt thốt lên, "Chúa ơi!..." Sau đó, chị vội chạy ngay xuống dưới nhà.
Vừa mở cửa, nhìn thấy thầy tôi lam lũ, lếch thếch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chị liền nổi điên:
- Các anh là ai? Tại sao các anh lại trói thầy tôi như thế này?...
Tên đội cải cách ruộng đất liền to giọng nạt nộ:
- Chúng tôi là ai hử? Chúng tôi là cán bộ cải cách ruộng đất. Bố của cô là địa chủ có nợ máu với nhân dân nên chúng tôi phải trói ông ta lại...
Nghe tên đội nói vậy, tình cha con nổi lên, khiến chị tôi không còn biết sợ hãi là gì. Chị đưa tay chỉ thẳng vào mặt tên đội, rồi vừa hét vừa khóc:
- Tôi ra lệnh cho anh cởi trói thày tôi ngay! Thầy tôi có là địa chủ nợ máu với nhân dân hay với anh đi nữa, anh cũng không được quyền trói thày tôi đi nghênh ngang ở đường phố Hà Nội. Anh có biết đây là đâu không? Đây là Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam "dân chủ cộng hòa". Ở đây có không biết bao nhiêu tòa đại sứ, người ngoại quốc. Anh trói người rồi dong đi giữa ban ngày ban mặt thế này là anh bêu riếu "đảng và nhà nước ta", anh có biết không? Các anh là đồ phản động? Tụi ngoại quốc mà nó chụp được hình các anh trói người dong đi giữa đường phố Hà Nội rồi chúng gửi ra nước ngoài, là các anh sẽ bị tù rục xương! Các anh sẽ bị xử bắn! Tôi sẽ cho người đi gọi công an khu phố lại đây ngay lập tức để họ trói các anh lại!...
Rồi vì quá xúc động, chị tôi vừa khóc, vừa túm lấy áo tên đội cải cách mà la lên: "Cởi trói ngay! Anh có cởi trói cho thầy tôi ngay không thì bảo! Anh dám trói người ngay giữa thủ đô Hà Nội? Hu... hu..."
Tiếng khóc, tiếng la hét của chị tôi, cộng với cảnh một ông già râu tóc bạc phơ, cởi trần, đứng run rẩy giữa trưa nắng, bên cạnh là hai người cán bộ cải cách ruộng đất răng đen mã tấu, đã khiến những người đi lại trên đường phố tụ lại vây quanh, rồi tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng la hét của đám con nít. Tất cả sự ầm ĩ huyên náo này khiến cho hai tên đội cải cách lúng túng, hoảng hốt. Sau đó, tên đội liền rút chiếc dao găm đeo ở hông, cắt dây trói cho thấy tôi.... Chị tôi liền ôm lấy thầy tôi khóc ròng, rồi vừa khóc, chị vừa dìu thầy tôi đi vào trong nhà.... để mặc cho hai tên đội đứng lớ rớ ở ngoài cửa, chúng không dám bước vô nhà mà cũng không dám bỏ đi.
Sau khi ngồi xuống ghế, trải qua phút giây thảng thốt, thầy tôi sực nhớ ra, vội bảo: "Châu, con ra mời hai ông đội vào nhà!..."
Chị tôi vâng lời, bước ra nói... Lúc đó, hai viên đội mới rón rén đi vô trong nhà.

*

Sau khi xuống ga Hàng Cỏ, tôi đáp xe điện tới phố Huế, và đẩy cửa vô nhà của chị tôi vào một buổi trưa trung tuần tháng 5 năm 1975. Giống như tất cả những căn nhà ở Hà Nội sau 1954, nhà của chị tôi cũng phải chia 5 xẻ 7 cho hàng chục gia đình cán bộ của nhà nước cư ngụ miễn phí. Nguyên tầng dưới, có tới 4 gia đình, sống chen chúc, được ngăn cách bằng những tấm cót, tấm màn bằng vải, hay bằng nylon. Chị T. con gái út của ông tổng Tu, cũng chỉ được ở trong một căn phòng chật hẹp, không đầy 6 thước vuông. Vì một căn nhà nhiều gia đình cư ngụ, nên cửa chính lúc nào cũng không khóa. Trở lại nhà chị sau thời gian hơn 6 năm xa cách, tôi thấy cảnh vật vẫn như xưa. Vẫn cánh cửa gỗ cũ kỹ, mở ra những hành lang tối om, âm u, mùi ẩm mốc bốc lên; vẫn những con người bơ phờ, gầy gò ốm yếu, hốc hác, những cặp mắt thờ ơ "ngoài miếng ăn, bất cần tất cả"... đang ngồi, đứng rải rác, thản nhiên nhìn tôi bước vô...
Tôi gật đầu nhẹ chào họ, rồi đi nhanh lên lầu. Chị tôi đang ở trong bếp, nghe tiếng chân trên cầu thang, hỏi vọng ra, "Con Thư về rồi đấy hả?" Tôi vội chạy vô nói:"Em đây chị! Em, Chí đây!..."
Chị tôi quay ra, nhìn thấy tôi, sững sờ không nói... Tôi thoáng thấy rất nhanh trong ánh mắt của chị sự xúc động, thêm vẻ hoảng hốt, phập phồng, giống như mắt của một con thỏ đang bị săn đuổi... Chị không chào, không hỏi, không ôm chầm lấy tôi mà hỏi han, khóc lóc, như tôi đoán. Trái lại, chị tôi hoàn toàn im lặng, bước vội ra ngoài cửa bếp, lấy tay đẩy tôi vô trong bếp, rồi đứng đó im lìm bất động, nhìn xuống cầu thang nghe ngóng động tĩnh. Sau vài phút trôi qua trong im lặng, chị tôi quay vô hỏi tôi, giọng thì thầm:
- Cậu vô đây có người nào thấy không?
Trong tích tắc, tôi hiểu ngay thân phận của tôi, hoàn cảnh của chị, và cả một mạng lưới an ninh nguy hiểm rình rập bủa vây với tiêu chuẩn, mỗi người dân phải là một người công an. Tôi lắc đầu, cốt để trấn an chị. Ngay sau đó, chị tôi ra dấu cho tôi đi theo chị vô trong phòng riêng của vợ chồng chị. Đóng cửa lại thật nhẹ nhàng, chị quay lại hỏi, giọng hơi gắt, vẻ phật ý:
- Sao cậu không đi đi, còn quay về đây làm gì?
Tôi hơi bàng hoàng trước thái độ xa cách, lạnh lùng của chị. Có lẽ nhận ra được điều đó, chị tôi hơi hối hận:
- Cậu ngồi đây, tôi đi pha nước chanh cậu uống...
Tôi cảm động. Thì ra, chị tôi vẫn còn nhớ sở thích uống nước chanh đường của tôi. Tôi vội cản chị lại:
- Cảm ơn chị, em không khát...
Chị tôi lại nhắc lại câu hỏi:
- Sao cậu không trốn đi ngoại quốc? Giờ này cậu còn về đây làm gì nữa?
Tôi xúc động:
- Em muốn về gặp thầy lần cuối trước khi em đi...
Chị tôi trả lời, nghe như một tiếng than:
- Thầy mất rồi em ơi!...
"Thầy mất rồi!" Tôi bàng hoàng, không thể nào tin được lời chị tôi nói. Tôi đứng đó, mở to mắt nhìn chị mà như không nhìn thấy một cái gì... Bao nhiêu nỗi ân hận, nuối tiếc, yêu thương dành cho thầy tôi, trong suốt những năm dài xa cách, đã thôi thúc tôi ở lại, chấp nhận tất cả mọi nguy hiểm, vượt cả ngàn cây số ra ngoài Bắc để chỉ ấp ủ có một ước vọng cuối cùng: Được gặp thầy tôi lần cuối! Nay ước vọng đó đã tan tành thành mây khói. Cuộc đời tôi từ khi sanh ra, lớn lên ở Miền Bắc, tôi chỉ có một người gần gũi, thương yêu tôi nhất là thầy tôi. Trong suốt những năm tháng đói khát và khổ ải triền miên, tôi sinh ra và lớn lên trong tình thương của người cha già sống trong cảnh gà trống nuôi con, tôi đã được chứng kiến, được hưởng biết bao hạnh phúc êm đềm, mà chỉ sau này, khi được sống ở Miền Nam Tự Do, nhớ lại những điều đó, tôi mới hiểu được, tất cả những hạnh phúc tôi được hưởng trong quá khứ, là nhờ những hy sinh, đau đớn, nhịn đói, nhịn khát... của thầy tôi... "Thầy ơi!"
Phải mất mấy phút đồng hồ sau, tôi mới cất tiếng hỏi:
- Thầy mất bao giờ?
Tiếng nói của chị tôi nghe như gió thoảng: "Thầy mất năm 1974..."
Năm 1974, tôi đang sống sung sướng, hạnh phúc và no đủ tại Miền Nam. Tôi hiểu, trong hoàn cảnh đói khổ nơi đất Bắc, cộng với hoàn cảnh thiếu thốn của thầy tôi lúc bấy giờ, và nhất là thân phận của tôi, một tên hồi chánh, "phản bội tổ quốc", đã mang đến cho thầy tôi nhiều nỗi khổ đau gấp bội... Và như vậy, trong nỗi cô đơn tận cùng, thầy tôi đã sống trong sự sự thiếu thốn và đói khát cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tôi đứng đó, thấy nước mắt của mình ứa ra, chảy dài hai bên má... Tôi khóc âm thầm trong nỗi đau đớn mất mát người thân vô cùng lớn lao, lớn lao chưa bao giờ có trong cuộc đời của tôi...
Tôi hỏi chị tôi: "Mộ của thầy ở đâu?"
Chị tôi nói: "Thầy muốn đưa thầy về Đầm. Nhưng tiền bạc kiếm đâu ra. Thôi thì cứ chôn tạm ở đó... mai sau có...."
Nước mắt tôi lại thêm dàn dụa... Trong lòng tôi cảm thấy đau đớn quá. Như có một nhát dao vô hình đâm vô thật xâu. Tình quê hương, làng xóm, họ hàng thân tộc trong tâm hồn của thầy tôi lớn lao vô cùng. Xa làng Đầm hơn chục năm, nhưng mỗi năm, cứ tết đến, dù lãnh lẽo mưa gió thế nào đi nữa, thầy tôi cũng cơm nắm, muối mè, trái bầu đựng nước, rồi dắt tôi đi bộ cả mấy chục cây số, để về quê tảo mộ, vun đắp mồ mả nội ngoại, rồi thăm hỏi họ hàng xa gần suốt từ làng Sui về làng Đầm... (Còn tiếp...)

posted by Lien Mang Viet San @ 11/23/2006 01:48:00 AM  

<< Trở Lại Trang Đầu

 

Liên Kết

BLOGGER

Bạn là người thứ  

Ghé Thăm LMVS